1. Đối tượng
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường Đại học Sài Gòn
2. Quy định liên quan
- Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018.
- Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
- Quyết định 1164/QĐ-HĐTĐHSG ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng Trường Đại học Sài Gòn về ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Sài Gòn.
3. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tập thể/cá nhân xây dựng đề án thành lập và dự thảo quy chế tổ chức hoạt động.
Bước 2: phòng Tổ chức Cán bộ, các đơn vị và cá nhân có liên quan tổ chức lấy ý kiến góp ý về đề án thành lập và dự thảo quy chế tổ chức hoạt động.
Bước 3: Phòng Tổ chức Cán bộ xin chủ trương thành lập đơn vị mới.
Bước 4: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập đơn vị mới.
Bước 5: Phòng Tổ chức Cán bộ hoàn thiện Tờ trình, Đề án thành lập, Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động và hồ sơ thành lập đơn vị.
Bước 6: Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường thẩm định hồ sơ thành lập và biểu quyết để Hiệu trưởng ra quyết định thành lập đơn vị.
Bước 7: Phòng Tổ chức Cán bộ triển khai Quyết định và lưu hồ sơ.
4. Thành phần hồ sơ:
1. Đề án thành lập và dự thảo quy chế tổ chức hoạt động.
2. Tờ trình xin chủ trương thành lập đơn vị mới.
3. Kết quả biểu quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường (văn bản đồng ý thông qua chủ trương thành lập đơn vị mới).
4. Tờ trình xin thành lập;
5. Các ý kiến chỉ đạo, góp ý của các đơn vị liên quan.
6. Báo cáo giải trình việc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, góp ý của các đơn vị liên quan (nếu có).
7. Quyết định thành lập đơn vị.
5. Kết quả:
7. Ghi chú khác: