Thủ tục hành chính

Kỉ luật Đảng


1. Đối tượng

- Tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ trường Đại học Sài Gòn.

2. Quy định liên quan

- Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28 tháng 7 năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

- Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

3. Quy trình thực hiện:

1. Đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền gặp, nghe đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến phải có từ 2 người, ghi biên bản và được báo cáo đầy đủ tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Trường hợp đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm khi được tổ chức đảng có thẩm quyền mời gặp nhưng không đến mà không có lý do chính đáng thì tổ chức đảng vẫn xem xét, quyết định thi hành kỷ luật theo quy định.

3. Trường hợp tổ chức đảng hoặc bí thư cấp ủy vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật thì bí thư cấp ủy hoặc đại diện tổ chức đảng đó báo cáo để cấp ủy cấp trên quản lý trực tiếp cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật.

4. Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, khi xem xét xử lý kỷ luật phải kiểm điểm ở chi bộ và ở tổ chức đảng nơi đảng viên đó có vi phạm; trường hợp đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu hoặc chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng khác thì do trưởng đoàn kiểm tra hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5. Trường hợp phải xử lý kỷ luật ở mức cao hơn hình thức cảnh cáo thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời phải thông báo bằng văn bản nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm, đề xuất hình thức kỷ luật để cấp ủy quản lý đảng viên đó xem xét, quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời báo cáo với cấp ủy cấp trên có thẩm quyền của tổ chức đảng nơi quản lý chính thức đảng viên đó biết và chỉ đạo.

6. Đảng viên có vi phạm ở tổ chức đảng sinh hoạt chính thức nhưng sau khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời mới bị phát hiện thì do cấp ủy nơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết.

7. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên căn cứ nội dung vi phạm để thực hiện quy trình, thủ tục bỏ phiếu và quyết định thi hành kỷ luật mà không phải làm quy trình, thủ tục từ dưới lên.

8. Tổ chức đảng ban hành quyết định kỷ luật không đúng thẩm quyền hoặc quyết định xóa tên, chấp nhận cho xin ra khỏi Đảng, cho miễn nhiệm chức vụ, từ chức hoặc chấp nhận cho rút tên khỏi cấp ủy không đúng quy định thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp yêu cầu tổ chức đảng đó ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định không đúng quy định trước khi xem xét, kỷ luật và phải xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng và người đứng đầu tổ chức đảng đó.

9. Tổ chức đảng sau khi ban hành quyết định kỷ luật mà phát hiện kỷ luật không đúng thẩm quyền, không đúng quy trình, thủ tục hoặc hành vi vi phạm thì phải chủ động xem xét lại quyết định kỷ luật của mình; nếu không có khiếu nại, chưa gây hậu quả thì không phải xem xét trách nhiệm.

10. Tổ chức đảng vi phạm kỷ luật thì cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, cơ quan lãnh đạo (thường trực cơ quan lãnh đạo) hoặc người đứng đầu của tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm (xây dựng báo cáo, dự kiến nội dung, chương trình, thành phần mời dự hội nghị), báo cáo trước hội nghị tổ chức mình để kiểm điểm làm rõ nội dung, mức độ, tính chất, hậu quả, nguyên nhân của vi phạm, xác định trách nhiệm của tổ chức đảng, cá nhân có liên quan, biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức đảng và báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đại diện của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp quản lý tổ chức đảng vi phạm dự và chỉ đạo hội nghị.

11. Tổ chức đảng sau khi chuyển giao, sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc nhiệm kỳ, kết thúc hoạt động mới phát hiện có vi phạm thì người đứng đầu tổ chức đảng nhận chuyển giao, sáp nhập, chia tách, kết thúc hoạt động hoặc tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm và thực hiện các nội dung khác như nêu trên.

12. Về kiểm điểm tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật nhưng hết thời hiệu quy định hoặc có vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật:
- Tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật nhưng hết thời hiệu quy định hoặc tổ chức đảng, đảng viên bị tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận có vi phạm, khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải làm bản tự kiểm điểm và xây dựng kế hoạch khắc phục vi phạm, khuyết điểm, hậu quả đã gây ra theo kết luận kiểm tra.
- Trường hợp tổ chức đảng, đảng viên do nhiều cấp ủy quản lý phải kiểm điểm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định (kể cả cấp ủy viên).
- Tổ chức đảng trực tiếp quản lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc khắc phục những vi phạm, khuyết điểm. Tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm phải báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền việc chấp hành kết luận kiểm tra, giám sát theo mốc thời gian quy định.

4. Thành phần hồ sơ:

5. Kết quả:

7. Ghi chú khác: